Rừng gỗ cứng của Hoa Kỳ và Canada có nhiều loại gỗ cứng đa dạng nhất so với bất kỳ vùng ôn đới nào trên thế giới và tài nguyên này chưa được khai thác đúng mức. Trong khi sự đa dạng loài gỗ cứng của châu Âu phần lớn bị mất đi trong kỷ băng hà cuối cùng ở dãy Alps đông-tây, điều tương tự đã không xảy ra ở Bắc Mỹ nơi có Dãy Appalachia chạy theo hướng bắc-nam làm cho cây hồi phục khi băng tan chảy. Ví dụ có rất nhiều cây sồi ở Mỹ, trong đó có 16 loài gỗ sồi còn hiện hữu ở quy mô thương mại, trong khi đó ở châu Âu chỉ có hai loài. Các loài bản địa khác chẳng hạn như uất kim hương, anh đào đen, óc chó đen và cây thích cứng hiện nay chỉ có duy nhất ở lục địa Bắc Mỹ.
Nhiều trong số các loài gỗ cứng Mỹ, từ gỗ trăn đến gỗ óc chó, được các nhà thiết kế ưa thích do có nhiều lựa chọn màu sắc và vân gỗ để sản xuất đồ mộc, ván sàn và đồ gỗ cao cấp. Điều quan trọng là các loài gỗ này đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng, tùy thuộc vào ưu tiên độ bền, độ cứng, khả năng gia công hay sự cần thiết cho sản phẩm cao cấp nhất. Nhiều loại gỗ cứng bắt màu một cách dễ dàng và đẹp, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho các nhà thiết kế các sản phẩm nội thất và đáp ứng yêu cầu gỗ xẻ kích thước dài và rộng bản. Một vấn đề khác là cấu trúc của rừng. Trong khi sự đa dạng loài là quan trọng, thì có một thực tế là cây sồi có ưu thế vượt trội, chiếm gần 40% trữ lượng gỗ cây đứng ở thời điểm mà gỗ sồi là loại gỗ cứng ôn đới phổ biến nhất trên thị trường thế giới được sử dụng làm sàn gỗ cứng và đồ nội thất. Các dự án nghiên cứu gần đây của AHEC đã tạo ra những cơ hội mới cho các ứng dụng ngoài trời của gỗ sồi. Gỗ biến tính nhiệt (TMT) với tần bì, sồi và gỗ ghép chéo nhiều lớp (CLT) từ uất kim hương mang lại cơ hội mới cho gỗ cứng Mỹ ở châu Á.
Đối với nhiều ứng dụng sản phẩm (bao gồm cả chế biến giấy), rừng trồng đang tăng mạnh với các loài cây mọc nhanh ở châu Á (như cao su, keo, bạch đàn) cung cấp một số vật liệu quan trọng, nhưng đường kính của chúng nhỏ, do vậy cần phải qua nhiều công đoạn chế biến như ghép phiến, ghép thanh và dán. Về mặt tiện ích, chúng không thể so sánh được với các loài gỗ cứng có đường kính lớn của Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống cho nghiên cứu và ứng dụng cả hai loại gỗ này trong sản xuất và tiêu thụ đang phát triển mạnh ở châu Á. Đối với sản phẩm ván lạng trang trí bề mặt thì Mỹ cũng là một nhà cung cấp nguyên liệu quan trọng, có thể bù đắp những hạn chế của các loài gỗ rừng trồng ở Châu Á.
Quay trở lại với vấn đề khai thác, tất cả 20 loại gỗ cứng chính, có quy mô thương mại của Mỹ đều có sẵn về khối lượng và trên cơ sở bền vững. Khi tính bền vững là quan trọng đối với các nhà sản xuất quy mô lớn ở châu Á, thì có một lợi ích khác là hệ thống phân hạng NHLA được các nhà xuất khẩu Mỹ chào hàng và có thể cung cấp rất nhiều công-tơ-nơ nguyên liệu gỗ với cùng tiêu chuẩn chất lượng. Đây không phải là điều mà đa số các nhà sản xuất gỗ cứng lớn khác trên thế giới có thể đảm bảo được. Chìa khóa phân hạng gỗ của NHLA là khả năng dự báo sản lượng có thể sử dụng với độ chính xác mà các hệ thống phân hạng khác không làm được.
Cuối cùng, cần phải đề cập đến độ tin cậy về môi trường của tài nguyên có thể ảnh hưởng đến đối tượng tiêu dùng từ chính phủ, nhà bán lẻ đến người tiêu dùng cá nhân. Tất cả các bằng chứng khoa học cho thấy rằng nguồn cung ứng gỗ đang phát triển thông qua tái sinh tự nhiên nhanh hơn sản lượng gỗ bị khai thác và đây chính là thước đo thực sự về tính bền vững. Số liệu điều tra quốc gia về trữ lượng gỗ cứng ở Mỹ ước tính khoảng 13,9 tỉ m3. Nghiên cứu gần đây với các bản đồ tương tác đã cho thấy rằng ở tất cả các bang có rừng gỗ cứng của Mỹ tăng trưởng đang vượt quá khối lượng khai thác và cây chết hàng năm. Trước đây, Liên hiệp quốc từng bày tỏ quan ngại rằng rừng gỗ cứng Mỹ chưa được khai thác và sử dụng một cách đầy đủ. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008 và 2009, việc giảm khai thác gỗ cứng có thể dẫn tới số lượng cây chết cao hơn, phát thải nhiều CO2 hơn, tạo ra vật liệu dễ cháy nhiều hơn và gây nguy cơ cháy rừng cao hơn.
Gia tăng thuần túy trữ lượng gỗ cứng của Mỹ theo cấp đường kính:
Tại sao tài nguyên gỗ cứng Bắc Mỹ lại quan trọng đối với các nhà sản xuất đồ gỗ châu Á? Bằng cách sử dụng gỗ cứng Mỹ, không có khu rừng tự nhiên nào bị đe dọa, đó là một cách để giảm áp lực cho tài nguyên rừng tự nhiên của châu Á. Trong mọi trường hợp, nhiều loài gỗ độc đáo của Mỹ, được chấp nhận ở mức cao tại các thị trường của thế giới, đảm bảo tiếp cận thị trường cho các nhà chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở châu Á. Mặc dù chỉ chiếm 8% rừng gỗ cứng của thế giới, Mỹ là nước xuất khẩu gỗ cứng xẻ lớn nhất, phần lớn trong số đó được vận chuyển đến châu Á, chắc chắn đây là một minh chứng về khả năng cung ứng và giá cả cạnh tranh của gỗ Mỹ. Cuối cùng, các nhà xuất khẩu gỗ cứng của Mỹ ngày càng hiểu rõ các yêu cầu của các nhà sản xuất châu Á và sự cần thiết phải làm việc cùng nhau - tại các sự kiện như hội nghị thường niên của AHEC và NHLA, có rất nhiều các nhà sản xuất và thương nhân tụ tập dưới một mái nhà.
Michael Buckley, thành viên của Viện Khoa học gỗ, là một nhà tư vấn công nghiệp gỗ độc lập, chuyên về gỗ cứng ôn đới từ năm 1988.
Chuyên cung cấp Gỗ nhập khẩu đủ quy cách: Sồi Trắng (White Oak), Óc Chó (Walnut), Dương (Yellow Poplar), Tần Bì (Ash), Trăn (Alder), Giẻ Gai (Beech)...
Được thành lập vào năm 2002, Công ty TNHH O&O (Occidental & Oriental) tự hào là công ty tiên phong trong việc nhập khẩu, kinh doanh phân phối gỗ cứng từ các nhà cung cấp nổi tiếng Hoa Kỳ & Châu Âu tại ...
Được thành lập vào năm 2002, Công ty TNHH O&O (Occidental & Oriental) tự hào là công ty tiên phong trong việc nhập khẩu, kinh doanh phân phối gỗ cứng từ các nhà cung cấp nổi tiếng Hoa Kỳ & Châu Âu tại ...
Được thành lập vào năm 2002, Công ty TNHH O&O (Occidental & Oriental) tự hào là công ty tiên phong trong việc nhập khẩu, kinh doanh phân phối gỗ cứng từ các nhà cung cấp nổi tiếng Hoa Kỳ & Châu Âu tại ...
Được thành lập vào năm 2002, Công ty TNHH O&O (Occidental & Oriental) tự hào là công ty tiên phong trong việc nhập khẩu, kinh doanh phân phối gỗ cứng từ các nhà cung cấp nổi tiếng Hoa Kỳ & Châu Âu tại ...